Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)
Việc trẻ biếng ăn, khó hấp thu và suy dinh dưỡng là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy cần phải chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? Nên cho trẻ suy dinh dưỡng ăn gì là tốt nhất?
- Nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ thường phổ biến trong khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích nghi với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, đặc biệt là chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển một cách bình thường. Suy dinh dưỡng được coi là một tình trạng bệnh lý và thường bắt gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng có thể bao gồm:
Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp; trẻ không được cho bú đầy đủ khi mẹ thiếu hoặc mất sữa; cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung không đúng phương pháp vì thiếu kiến thức hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Do ốm đau kéo dài: Trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, bệnh sởi, bệnh lỵ…
Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh lý được xem là của tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình bệnh tật đặc trưng và thường chỉ xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không thì các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ tăng trưởng hàng ngày. Nếu thấy 2 đến 3 tháng liền trẻ vẫn không tăng cân thì cần thăm khám khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi, suy dinh dưỡng được chia làm 3 độ như sau:
Đối với suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
Đối với suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
Đối với suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi
Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể chú ý đến những dấu hiệu điển hình của trẻ bị suy dinh dưỡng dưới đây để đề phòng tình trạng này xảy ra với con mình:
– Không tăng cân bình thường hoặc thậm chí giảm cân
– Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân sống, tiêu chảy và tình trạng này có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần
– Thịt nhẽo, mỡ cánh tay teo
– Teo nhỏ hoặc mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
– Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy và đổi màu.
Thể suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em có thể gặp phù, teo đét hoặc biểu hiện của việc thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất là hiếm gặp.
Giải đáp trẻ suy dinh dưỡng ăn gì?
- Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì?
Các chuyên gia khuyến cáo, tốt hơn hết là không nên để trẻ mắc suy dinh dưỡng, bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé, thậm chí để lại những hậu quả khó lường về sau. Tuy nhiên, nếu trẻ đã mắc suy dinh dưỡng, việc “chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? Hay cho trẻ suy dinh dưỡng uống gì, ăn gì?” cũng rất quan trọng.
Để chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hoặc giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng suy dinh dưỡng mang lại cho bé, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những nhóm dưỡng chất cơ thể trẻ đang thiếu hụt thông qua bữa ăn hàng ngày bởi các thực phẩm phù hợp. Nhóm dưỡng chất trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung bao gồm:
– Chất béo
Chất béo là một nhóm chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu phải có trong thực đơn chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng.
Chất béo giúp cung cấp phần lớn năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động suốt ngày dài, đồng thời tạo ra các lớp mỡ có tác dụng giữ ấm cơ thể. Các acid béo có trong thực phẩm còn có tác dụng ngăn ngừa đông máu, kích thích hoạt động của não bộ trẻ, hỗ trợ và tăng cường hấp thụ các vitamin cũng như có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng.
– Protein thực vật và động vật
Protein là một thành phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Protein có vai trò hình thành và thay thế các tế bào bị hư hỏng, giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả. Protein còn là thành phần cấu tạo nên cơ bắp, máu, bạch huyết, các hormone, men, kháng thể và các tuyến bài tiết, nội tiết. Nhờ có protein mà sức đề kháng của trẻ được tăng cao, cung cấp năng lượng cho các hoạt động bình thường của bé. Ngoài ra, protein còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin và những dưỡng chất khác.
– Vitamin A
Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, trẻ suy dinh dưỡng cũng cần được bổ sung thêm vitamin A vào khẩu phần ăn của mình. Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch để giúp trẻ hạn chế bệnh tật. Thiếu vitamin A khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
– Vitamin D
Vitamin D là một loại vitamin có tác dụng hỗ trợ quá trình vận chuyển canxi vào máu giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tới quá trình tạo xương, ruột không hấp thụ đủ canxi và phospho, làm canxi máu giảm và gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
– Vitamin C
Vitamin C là chất giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh, tăng cường Collagen cho da bé được săn chắc, đàn hồi. Vitamin C còn tham gia vào quá trình dẫn truyền các xung thần kinh, đồng thời tăng cường hấp thụ acid folic, sắt và canxi, giúp cải thiện các triệu chứng suy dinh dưỡng hiệu quả.
– Kẽm
Kẽm là chất tham gia vào quá trình tạo máu, giúp cho bé trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Cung cấp đủ kẽm cũng đồng thời giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng trí thông minh, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ.
– Canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng nhất giúp trẻ phát triển xương khớp và tăng chiều cao một cách bình thường, ổn định. Bên cạnh đó thì canxi còn tham gia vào quá trình duy trì hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh, tóc và móng tay. Việc bổ sung canxi vào chế độ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng có thể giúp bé hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn, cao lớn và thông minh hơn.
Trẻ cần được bổ sung những nhóm dưỡng chất đang thiếu hụt thông qua các thực phẩm phù hợp
- Những thực phẩm nên dùng trong chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Tương ứng với những chất dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung các loại thực phẩm như sau:
– Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với những bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat, sữa chua rất giàu canxi và chất béo (2 thành phần rất quan trọng cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bé). Đối với những trẻ không bị suy dinh dưỡng, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên uống mỗi ngày một ly sữa để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, bé phát triển chiều cao và kích thích não bộ hoạt động được hiệu quả.
– Cơm trắng
Cơm có chứa hàm lượng tinh bột cao, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ để trẻ hoạt động suốt ngày dài. Ngoài ra, trong cơm trắng còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, thiamin, vitamin B1, vitamin K và sắt. Đây đều là các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nên ăn nhiều cơm hơn trong các bữa chính hàng ngày. Nếu các bé chán ăn, không muốn ăn cơm thì các bậc cha mẹ có thể chế biến dưới dạng cháo loãng nấu nhừ cùng thịt để cho bé dễ ăn hơn.
– Tôm, cua, cá
Hải sản nói chung và những loại thực phẩm phổ biến như tôm, cua, cá rất cần thiết trong bữa ăn cho trẻ, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng.
Tôm cua cá là các thực phẩm rất giàu canxi giúp bé tăng cường chiều cao nhanh chóng và hiệu quả. Ăn các thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp bé cao lớn, cơ bắp vận động linh hoạt, răng và tóc cũng sẽ được chắc khoẻ hơn.
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm cua cá mà các mẹ có thể chế biến và thay đổi trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mỗi ngày như canh cá, cá hấp, canh cua, tôm rang, thịt ba chỉ…
– Thịt lợn
Thịt lợn là món ăn phổ biến thường có trong bữa ăn mỗi gia đình vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cao và giá thành hợp lý. Thịt lợn chứa nhiều loại vitamin, trong đó đáng kể nhất là vitamin A và vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Các dưỡng chất có trong thịt heo rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phục hồi cơ bắp và các mô thần kinh, đồng thời tham gia vào quá trình tạo máu.
– Thịt bò
Thịt bò thường được dùng để bồi bổ cho những người bệnh mới ốm dậy và người có thể trạng yếu hay những người bị suy dinh dưỡng. Loại thực phẩm này giúp nâng cao sức đề kháng, xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc và giúp hạn chế bệnh tật ở trẻ.
Hàm lượng sắt trong thịt bò cũng được chứng minh là rất dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình tạo máu hiệu quả, đồng thời chứa các chất như kẽm, magie, protein, Canxi cũng giúp phục hồi sức khoẻ được nhanh chóng. Thịt bò xào rau củ, bò bít tết, bò kho bánh mì là các món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà các bé cực kỳ yêu thích.
– Trứng
Trứng được xem là một trong những loại thực phẩm hoàn hảo nhất bởi chúng chứa hàm lượng protein và các chất béo tự nhiên cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Ăn mỗi tuần từ 3-5 quả trứng có thể giúp bé tăng chiều cao và kích thích trí não phát triển.
Trứng cũng là một trong số những thực phẩm dễ chế biến, dễ kết hợp với các thực phẩm khác nhất.
– Chim cút
Theo Đông Y thì chim cút có vị ngọt, tính bình, có khả năng bổ ngũ tạng, bổ tỳ, dưỡng tâm, an thân, rất thích hợp dùng cho trẻ em đang trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Chế biến chim cút đúng cách sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, tăng cường tuần hoàn máu, điều trị các triệu chứng tiêu chảy táo bón lâu ngày. Mẹ nên hầm chim cút với một số vị thuốc bắc để tẩm bổ cho bé phục hồi sức khỏe của mình.
– Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm rất giàu Glucose tự nhiên, cùng với đó là hàm lượng chất xơ, vitamin C, vitamin B6 và acid folic rất cao. Đưa khoai tây trong thực đơn hằng ngày giúp bé nâng cao sức đề kháng, hạn chế tình trạng mắc các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đồng thời tăng cường sự hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể được hiệu quả hơn – điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, khoai tây là thực phẩm có thể chế biến được rất nhiều món ăn dinh dưỡng giúp điều trị và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Các bà mẹ có thể chế biến rất nhiều món ăn từ khoai tây để thay đổi khẩu vị và kích thích cảm giác thèm ăn cho bé.
– Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc là sản phẩm được làm từ các loại hạt như lúa mì, mè ngô, đậu…. Ngoài tinh bột cung cấp năng lượng, ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao và rất tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc từ mè đen còn chứa rất nhiều các dưỡng chất như Protein, Lipit, Canxi, Photpho, Sắt… đều rất thiết yếu cho cơ thể trẻ. Mẹ có thể dùng ngũ cốc pha cùng sữa để làm đồ ăn sáng cho bé, vừa tiện lợi lại rất ngon miệng.
– Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn của trẻ. Rau xanh có chứa lượng canxi và vitamin cực kỳ cao, đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm. Loại thực phẩm này còn rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ việc tiêu hoá của bé được hoạt động tốt hơn.
Các loại rau nên tăng cường cho bé ăn để bổ sung các dưỡng chất có thể kẻ đến là rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh… Mẹ nên kết hợp các loại rau này với các loại thịt để giúp cho món ăn ngon và hấp dẫn trẻ nhỏ hơn.
Suy dinh dưỡng là một trong những bệnh lý phổ biến ở những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là suy dinh dưỡng trẻ em. Suy dinh dưỡng có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho lứa tuổi được xem là tương lai của thế giới, do đó việc phòng chống và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là công việc được đặt lên hàng đầu.
Trẻ suy dinh dưỡng nên được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thông quan những món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên chú ý thay đổi món ăn mỗi ngày nhằm kích thích sự thèm ăn của trẻ, tránh gây nhàm chán trong mỗi bữa ăn có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng này, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.