Khoa nội tiêu hóa

Nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa

Theo các giáo sư đầu ngành về tiêu hóa của Việt Nam, hệ tiêu hóa là nơi dễ bị tổn thương, dễ dẫn đến ung thư, nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể.

Nguyên nhân quan trọng khiến các bệnh về tiêu hóa gia tăng là ô nhiễm môi trường, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không bảo đảm; nhiều người có thói quen ăn uống tùy tiện, thiếu tính khoa học, không đủ chất.

Các yếu tố liên quan đến stress, thói quen thức khuya, ăn uống thất thường, ăn nhiều chất béo, ít vận động, thiếu ngủ… tác động rất nhiều đến một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư hệ tiêu hóa (dạ dày, đại tràng).

 

 

 

6 bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay

Trong số rất nhiều bệnh, nhóm bệnh, triệu chứng bệnh lý tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng, gan mật…) thì sau đây là 6 bệnh tiêu hóa hay gặp nhất trong cộng đồng.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:

  • Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
  • Từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
  • Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
  • Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.

Nguyên nhân của hầu hết các vết loét là vi khuẩn H. pylori (HP). Vi khuẩn HP sống và nhân lên trong lớp niêm mạc bao phủ và bảo vệ các mô đường dạ dày và ruột non. Đôi khi nó có thể phá vỡ các lớp niêm mạc và viêm niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, tạo ra loét.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng nhiều rượu, bia
  • Căng thẳng, stress…

Vị trí loét trong dạ dày

2. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp…

Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống, nguyên nhân khởi đầu có thể là ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng, ăn rau sống gây đau bụng, đi lỏng, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì rất nguy hiểm.

Nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát (làm khơi dậy một bệnh nào đó tái phát, ví dụ, ăn chua cay làm cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính tái phát…).

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
  • Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
  • Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
  • Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.

Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

4. Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính, vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.

Là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.

5. Bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..

Theo các chuyên gia, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ gây giãn các tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón, khiến bệnh khó chữa trị hơn và có thể tái phát sau khi đã điều trị.

Những người trên 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ là những người ngồi nhiều, ít vận động; phụ nữ sau sinh…

Bệnh trĩ là bệnh lành tính nhưng gây đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt

6. Sỏi mật

Sỏi mật là bệnh hay gặp ở người từ tuổi 40 trở lên, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, teo đi chứa được ít mật. Các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp, đẩy không hết mật xuống ruột. Ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi.

Có thể nói bệnh ở túi mật và đường dẫn mật (viêm, sỏi) ở người già có tỷ lệ rất cao so với người trẻ.

 

TIÊU HÓA & GAN MẬT

Khi nào cần khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật?

Khám và tư vấn trực tuyến với bác sỹ Tiêu hóa – Gan mật khi có các vấn đề sau:

  • Hội chứng thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc (môi, lợi) nhợt nhạt
  • Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy, táo bón, trĩ
  • Đau thượng vị, hạ sườn (đau dạ dày, đau bụng); nôn (ói), ăn không tiêu; đầy bụng, ợ hơi, nuốt đau hoặc khó nuốt; thèm ăn hoặc chán ăn, đắng miệng…
  • Hội chứng suy tế bào gan: vàng da, mệt mỏi, kém ăn. Lòng bàn tay đỏ và bệnh co thắt Dupuytren là các dấu hiệu kinh điển của xơ gan. Ngoài ra, còn có: cổ trướng, gan nhiễm mỡ, viêm gan…
  • Ngứa kèm theo đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sốt.