Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)
Hiện nay, tình trạng trẻ bị thừa cân béo phì đang tăng nhanh trên toàn cầu, trong đó có Việt nam. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Với trẻ thừa cân, béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tác hại của tình trạng béo phì ở trẻ
Khi không được phát hiện và có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, bệnh béo phì ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất (chiều cao, sức khỏe), tâm lý khiến trẻ dậy thì sớm. Hơn nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể như hô hấp, tim mạch, sự phát triển của hệ thống cơ xương, rối loạn chuyển hóa, tiêu hóa, khả năng hấp thụ dưỡng chất…
Một số tác hại khi trẻ bị béo phì gồm:
– Tiểu đường tuýp 2: Bệnh xảy ra do cơ thể chuyển hóa glucose không đúng cách, gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh và các chức năng của thận…
– Bệnh tim mạch: Tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, đột quỵ…
– Bệnh khớp: Thoái hóa khớp, viêm khớp, đau cột sống,…
– Gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD).
– Sỏi mật: Nguy cơ mắc bệnh này tăng cao gấp 3 – 4 lần khi trẻ bị béo phì, đặc biệt là béo bụng.
– Ung thư: Ở nữ giới, tỷ lệ ung thư vú, túi mật, cổ tử cung tăng cao. Ở nam giới, tỷ lệ ung thư thận, tuyến tiền liệt tăng.
– Bệnh gout.
– Hen suyễn.
– Bệnh về da: Mụn trứng cá, phát ban…
Thừa cân, béo phì khiến cơ thể trẻ trở nên nặng nề, khó di chuyển, dễ bị tai nạn. Việc phẫu thuật và làm lành vết thương ở trẻ béo phì gặp nhiều khó khăn hơn bình thường, dễ xảy ra biến chứng, từ đó, tăng nguy cơ tàn phế, tử vong. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của trẻ béo phì thấp hơn so với người bình thường. Một số trường hợp, béo phì khiến trẻ ngưng thở khi ngủ, đe dọa tính mạng của trẻ.
Hình ảnh trẻ béo phì
- Béo phì ở trẻ em là gì?
Béo phì ở trẻ em là tình trạng cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, tình trạng béo phì không chỉ được đánh giá thông qua tỷ lệ cân nặng/chiều cao mà còn dựa vào tỷ lệ mỡ trên cơ thể.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Y – Xã hội, hiện Việt Nam đã có hơn 300.000 trẻ gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM đã vượt mức báo động, cao hơn so với mức trung bình của toàn cầu. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% (2010) lên 19,0% (2020).
- Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì
Tình trạng béo phì ở trẻ em có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp trẻ mắc bệnh đều liên quan đến các yếu tố dưới đây:
Trẻ bị thừa cân béo phì là do nhiều nguyên nhân phối hợp
2.1. Thói quen ăn uống
Thực tế, có đến 60 – 80 % trường hợp béo phì ở trẻ xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Trẻ ăn thức ăn có quá nhiều chất béo, đường; trẻ thay đổi hành vi ăn uống như ăn kể cả khi không đói, ăn khi đang xem tivi hoặc làm việc khác. Cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
Ngoài ra, quan điểm ăn càng nhiều càng tốt của nhiều bố mẹ khiến trẻ ăn uống quá mức cần thiết của cơ thể. Các dưỡng chất và năng lượng dư thừa này chuyển hóa thành mỡ thừa tích tụ trong các cơ quan của cơ thể (nội tạng, mặt, tay, ngực, bụng,…)
Ăn quá mức đồ ăn nhanh nguyên nhân thừa cân béo phì hàng đầu cho trẻ
2.2. Gen di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh béo phì ở trẻ có liên quan đến các yếu tố di truyền. Trẻ sinh ra trong gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bị béo phì thì nguy cơ béo phì sẽ cao hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình bình thường, không có tiền sử mắc bệnh này. Nếu có bố hoặc mẹ bị béo phì, nguy cơ trẻ bị béo phì tăng 50% và nguy cơ này tăng lên 80% nếu cả bố và mẹ đều bị béo phì. Tuy nhiên rối loạn nội tiết và gen chỉ chiếm số lượng nhỏ trong trẻ em bị béo phì.
2.3. Giảm hoạt động và các yếu tố tâm lý xã hội
Bên cạnh vấn đề ít vận động. Trẻ sinh ra trong gia đình có ba mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc tạo áp lực học tập sẽ bị tổn thương tâm lý, dễ bị kích động, cáu giận. Khi trẻ thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, bị tổn thương tâm lý, trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt để giảm áp lực. Điều này khiến trẻ nhanh chóng thừa cân, béo phì.
Trẻ lười vận động dễ dẫn đến thừa cân béo phì
2.4. Thuốc
Ngoài ra, nguy cơ trẻ béo phì cũng sẽ tăng cao hơn khi mắc các bệnh lý liên quan đến nội tiết (suy giáp, cường giáp, cường năng tuyến thượng thận, cường insulin nguyên phát,…), tổn thương não, sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ béo phì (prednisone, lithium, amitriptyline, paroxetine, gabapentin, propranolol),… Tuy nhiên, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ này thấp.
2.5. Một số nguyên nhân khác
Cân nặng lúc sinh thấp, ngủ ít cũng là nguyên nhân có thể gây nên béo phì ở trẻ.
- Dấu hiệu béo phì ở trẻ
Tình trạng béo phì ở trẻ có thể dự báo thông qua các dấu hiệu như:
– Chỉ số BMI cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn.
– Mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể như cằm, ngực, cánh tay, đùi.
– Trẻ vận động khó khăn, chậm chạp do cơ thể có quá nhiều mỡ.
– Trẻ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn, ăn nhiều và lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn ngày càng tăng.
– Trẻ luôn cảm thấy thèm ăn đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh…
– Trẻ không chịu hoặc ăn rất ít rau.
- Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ nhỏ
Thông thường, béo phì ở trẻ sẽ được chẩn đoán dựa vào chỉ số BMI theo độ tuổi và biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử béo phì cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan của trẻ và người thân, thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động, các vấn đề tâm lý gặp phải.
Ngoài ra số xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện nhằm xác định tình trạng và mức độ béo phì của trẻ.
- Những điều nên làm với trẻ thừa cân, béo phì
Trẻ bị béo phì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho trẻ phát triển. Do đó, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất). Rau xanh, trái cây, sữa chua,… là những thực phẩm lành mạnh được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng:
– Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
– Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
– Nên ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa. Không để trẻ quá đói vì nếu trẻ bị đói sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau.
– Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
– Nên nhai kỹ và ăn chậm (nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết), mỗi bữa ăn kéo dài 30 phút.
– Nên ăn no vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
– Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. Chọn ngũ cốc hoặc bánh mỳ có ít hoặc không có chất béo.
– Gia đình nên ăn cùng nhau, thời gian trong bữa ăn là thời gian thoái mái, trao đổi và chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.
Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng
- Những biện pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì cho trẻ.
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Các biện pháp phòng ngừa béo phì được các chuyên gia khuyến cáo gồm:
6.1. Về dinh dưỡng và thoái quen ăn uống
– Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
– Không nên dự trữ sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolate, kem, nước ngọt trong nhà.
– Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
– Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
– Không cho trẻ nhai kẹo cao su làm cho trẻ lúc nào cũng muốn nhai.
– Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.
6.2. Về các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động
Để loại bỏ mỡ và các năng lượng dư thừa, nâng cao sức khỏe, tích cực tập luyện thể dục thể thao, thể dục trị liệu là một trong những biện pháp không thể thiếu trong điều trị béo phì ở trẻ em. Các môn thể thao thường được lựa chọn như nhảy dây, chạy bộ, bơi lội,… Trẻ nên bắt đầu tập luyện ở mức độ nhẹ, sau đó, tăng dần và cần có sự giám sát, hỗ trợ của người thân, cụ thể như:
Tạo cho trẻ thói quen thể dục thể thao
– Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.
– Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.
– Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang….
– Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…
– Uống đủ nước để bù lại lượng nước trẻ mất qua mồ hôi trong quá trình luyện tập.
– Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…
– Tăng cường các hoạt động thể lực ở trẻ, phối hợp cùng điều chỉnh chế độ ăn họp lý để kiểm soát tốt cân nặng, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.
VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).
– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…
– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.
Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP HCM