Bệnh tiểu đường ở trẻ em, một số lưu ý ba mẹ cần biết !

Bệnh tiểu đường ở trẻ em đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Hiểu rõ về biểu hiện, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp quản lý bệnh hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)

  1. Quản lý trẻ trong các bữa tiệc tùng

– Trẻ em rất thích các bữa tiệc tùng, sinh nhật, gặp mặt cuối năm…Đây là những hoạt động quan trọng cho sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ, do vậy mắc bệnh đái tháo đường không phải là lý do bắt trẻ không tham gia những hoạt động này.

– Đảm bảo các vấn đề sau:

+ Nguyên tắc số 1 là trẻ phải vui, tiệc tùng là dành cho tất cả trẻ em.

+ Trước buổi tiệc nên nói chuyện với trẻ những gì trẻ có thể có trong bữa tiệc và những gì trẻ có thể chọn.

+ Cho phép trẻ ăn những lại thức ăn có nhiều đường nhưng khuyên trẻ nên lựa chọn những thức ăn lành mạnh như: hoa quả, hạt khô, khoai lang chiên, khoai tây chiên, ngô rang, bánh mì nhỏ, kem, bánh nướng và xúc xích.

+ Cung cấp cho chủ nhà một số thông tin cơ bản về hướng xử trí trẻ khi bị hạ đường huyết

+ Bố trí các loại đồ uống có ga ít đường tại buổi tiệc để mọi người đều có thể uống.

+ Nếu đường huyết của trẻ tăng cao sau bữa tiệc, nên cho trẻ ăn bữa tối ít hơn ngày thường một chút (bắt bộc ăn bữa này) và kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ.

+ Đôi khi trẻ ăn rất ít tại buổi tiệc do không nghĩ được ăn các loại thức ăn bày trên bàn tiệc, hoặc do quá mãi chơi. Cần cho trẻ ăn tăng trong bữa phụ trước khi đi ngủ, nhằm tránh hạ đường huyết trong đêm.

Nguyên tắc số 1 là trẻ phải vui, tiệc tùng là dành cho tất cả trẻ em

  1. Kế hoạch chuẩn bị bữa ăn

– Không nhất thiết phải chuẩn bị bữa ăn riêng cho trẻ.

– Sử dụng sách dạy nấu ăn cho người đái tháo đường để đổi món.

– Mua thức ăn nên đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác có thể ghi rõ giá trị của các đơn vị chuyển đổi để có thể tính toán khi xây dựng bữa ăn.

– So sánh các thông tin trên nhãn mác của các loại hàng tương tự sản phẩm.

– Nếu có thể mua hoa quả tươi ít đường bảo quản lạnh, nước hoa quả đóng chai không đường. hoặc gọt hoa quả ngọt dưới vòi nước sạch đang chảy trong 1 phút hoặc hơn đẻ loại bớt chất ngọt.

– Sản phẩm ăn kiêng cho người đái tháo đường thường không có đường, không có muối, có thêm một số chất béo đặc biệt. Không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm này vì nó đắt tiền và thường có hương vị không ngon bằng thực phẩm thay thế. Hướng dẫn gia đình cần đọc thành phần trên nhãn mác và có thể cần tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng thêm sản phẩm này trong bữa phụ.

Bánh ăn kiêng dành cho trẻ tiểu đường, có hương vị phù hợp, thiết kế hình dạng bắt mắt

  1. Sữa và bệnh đái tháo đường

– Hàm lượng đường trong sữa mẹ tăng từ 56 ± 6 g/l vào ngày thứ 4 cho con bú lên 68.9 ± 8 g/l vào ngày 120. Những carbohydrate chủ yếu ở dạng đường sữa và một số oligosaccarit khác (đóng góp không đáng kể vào số lượng carbohydrate).

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn có xu hướng ăn một lượng sữa mẹ tương đối ổn định hàng ngày, điều đó có nghĩa là tổng hợp cảbohydrate tương đối ổn định từ ngày này sang ngày khác và do đó có thể dễ dàng kiểm soát được trong một thời gian dài. Không nhất thiết phải tính toán tổng lượng sữa trẻ ăn hàng ngày bằng vắt sữa mẹ, hoặc ăn sữa đông lạnh.

– Lượng carbohydrate của sữa mẹ so với sữa công thức cho trẻ sơ sinh, carbohydrate chiếm ưu thế đượctimf thấy trong sữa bò và sữa công thức là đường sữa, chứa khoảng 70 g/L. Điều khác biệt đáng kể giữa sữa công thức và sữa mẹ là hàm lượng chất béo. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh có chất béo trung bình ít hơn khoảng 10g/L so với sữa mẹ. Đây có thể là một lợi thế quan trọng của sữa mẹ vì chât béo điều chỉnh tỷ lệ hấp thụ glucose vào máu.

Sữa có nguồn gốc thực vật và sữa tiểu đường tách béo, tách kem là ưu tiên hàng đầu cho trẻ bị tiểu đường

  1. Tổng quan về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Đái tháo đường ở trẻ em có thể giải thích là tình trạng đường(glucose) trong máu tăng cao. Như bình thường, sau khi ăn các thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường, insulin trong máu sẽ được giải phóng nhằm chuyển hóa glucose thành năng lượng( glycozen) và đưa vào các tế bào. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị rối loạn, insulin sẽ không tiết ra đủ để kiểm soát đường huyết từ đó dẫn đến tình trạng tiểu đường ở trẻ.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em được chia thành 2 loại: type 1 và type 2

– Trẻ bị tiểu đường type 1 do tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin khiến glucose tích tụ trong máu ngày càng nhiều. Thường sẽ xảy ra ở trẻ từ 4-6 và thanh thiếu niên từ 10-14 tuổi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng đái tháo đường ở trẻ có liên quan tới yếu tố môi trường và di truyền.

– Với trẻ tiểu đường type 2 nguyên nhân là do kháng insulin, tình trạng này thường xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, do lối sống thiếu vận động, ăn nhiều chất béo bão hòa và đường khiến một số lượng lớn trẻ gặp phải tình trạng tiểu đường.

4.1. Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em

Khi bị tiểu đường, tình trạng thiếu hụt insulin trong máu, glucose tích tụ quá mức dẫn đến tình trạng glucose bị “tràn” vào nước tiểu khiến cơ thể sản xuất nước tiểu quá mức. Mặt khác, các tế bào của cơ thể không có đủ năng lượng do glucose không được chuyển hóa khiến các chất béo dự trữ trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ, sản xuất xeton (một loại axit) để thay thế, từ đó máu có tính axit. Chính vì vậy, khi trẻ bị tiểu đường sẽ có một số dấu hiệu sau đây:

– Khát nước, khát tột độ;

– Cảm thấy đói bụng liên tục;

– Sụt cân đột ngột;

– Đi tiểu thường xuyên;

– Mắt mờ;

– Buồn nôn, nôn;

– Mệt mỏi, thờ ơ…

4.2. Biến chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em

– Việc trẻ bị đái tháo đường sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng lâu dài cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là các bệnh tim mạch, thêm vào đó là các bệnh liên quan đến xương khớp và bị tổn thương lớn về thần kinh.

– Vì vậy một chế độ ăn cân bằng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài như bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.

– Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng của trẻ em mắc bệnh tiểu đường

– Phân bổ Macronutrients: Carbohydrate, Protein và Chất béo

– Carbohydrate (tinh bột) là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu, và mức độ ảnh hưởng khác hoàn toàn các chất như protein hay chất béo. Loại chất dinh dưỡng này xuất hiện ở rất nhiều nơi, và các thực phẩm trẻ em hay ăn hàng ngày có thành phần chính chủ yếu là tinh bột như: bim bim, mỳ tôm, các đồ ăn vặt, kẹo…. Tuy vậy tinh bột đóng vai trò rất quan trọng vì cơ thể và bộ não cần nó để hoạt động tốt nhất. Nên bổ sung cùng với đó là các loại carbohydrate phức tạp như rau và ngũ cốc rất tốt cho trẻ giúp tăng độ nhạy insulin. Chúng cũng chứa vitamin và khoáng chất giữ cho trẻ khỏe mạnh. Chất xơ có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Cha mẹ khi cho trẻ ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng trên bao bì hoặc tìm hiểu qua các tài liệu internet.

– Protein là một chất quan trọng nhất trong quá trình sản sinh tế bào, phát triển cơ bắp, cơ xương khớp, chữa lành các tổn thương cơ thể, cho nên cha mẹ hãy bổ sung đủ theo ý kiến bác sĩ để tối ưu sự phát triển của trẻ. Và đặc biệt nó không trực tiếp ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của trẻ. Chất béo lành mạnh có chứa lượng lớn omega-3 thường có trong các loại cá biển, bơ, trứng, hạt, dầu ô liu… giúp cung cấp các chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

– Chất béo không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết, mà nó còn giúp duy trì các hormon quan trọng trong cơ thể từ đó duy trì được quá trình phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt nếu họ có lượng lipid trong máu bất thường, cholesterol có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh về tim. Do đó, cha mẹ hãy kiểm soát lượng lipid trẻ ăn hàng ngày.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em

  1. Điều trị

Đái tháo đường ở trẻ em thường do thiếu insulin hoàn toàn, điều trị với hai mục đích:

– Dùng insulin liều lượng thích hợp nhằm giữ đường máu bình thường.

– Chỉ định chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ vẫn phát triển cơ thể, không ảnh hưởng đến điều trị bệnh.

5.1. Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường nhi khoa

5.1.1. Nguyên tắc điều trị dinh dưỡng trong đái tháo đường.

Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh lâu dài, khuyến khích ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

Đạt được và duy trì mức đường máu bình thường bằng cân bằng giữa chế độ ăn, lượng carbohydrate ăn vào, liều insulin cũng như mức độ vận động.

Cung cấp năng lượng và vi chất đầy đủ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Cân nhắc trên từng cá thể, tính toán khẩu phần ăn phù hợp với hoàn cảnh, kinh tế.

Đạt được và giữ vững chỉ số khối cơ thể (BMI).

Đạt được nồng độ lipid huyết thanh tối ưu.

Phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn: Glucid chiếm 45 – 50% (lượng đường <10% tổng năng lượng), lipid chiếm 30 – 35% (trong đó tổng lượng chất béo bão hòa và chất béo Trans < 10%), đạm chiếm 15 – 20%.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với trẻ mắc bệnh đái tháo đường.

5.1.2 Điều trị dinh dưỡng cụ thể

* Năng lượng:

– Nhu cầu năng lượng ở mỗi cá nhân sẽ phù hợp riêng với từng điều kiện, hoàn cảnh và đặc biệt quan trọng với đối tượng đang phát triển như trẻ em. Đảm bảo 100% nhu cầu khuyến nghị theo tuổi, giới của Người Việt Nam dựa trên khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia.

– Tại thời điểm chẩn đoán, cảm giác ngon miệng và năng lượng ăn vào thường thường cao hơn để bù đắp dị hóa gây mất cân. Năng lượng ăn vào cần giảm cho đến khi đạt được năng lượng lý tưởng.

* Carbohydrate: Phân loại, thời điểm ăn và số lượng ăn

Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, liên quan mật thiết với nồng độ dường máu. Lượng đường máu có ý nghĩa quan trọng, vì vậy cần ăn đầy đủ carbohydrate vào các bữa ăn chính và phụ.

Một số vấn đề chủ yếu:

– Carbohydrate cung cấp 45 – 50% tổng năng lượng. Bằng chứng lâm sàng cho thấy trẻ tiêu thụ 45 – 50% năng lượng từ carbohydrate và đạt được kết quả sau bữa ăn, tối ưu kiểm soát đường huyết với insulin phù hợp với tỷ lệ carbohydrate và liều insulin.

– Phân loại carbohydrate: các loại carbohydrate khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đôi với lượng đường trong máu. Mức độ ảnh hưởng này gọi là chỉ số đường huyết của thức ăn. Nên cố gắng ăn càng nhiều càng tốt loại carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp.

– Rải đều thức ăn có hứa carbohydrate trong ngày: thường sẽ chia đều cho 3 bữa chính và 3 bưa phụ tại những thời điểm cố định trong ngày.

– Cố gắng ăn một lượng carbohydrate gần giống nhau tại một thời điểm cố định hàng ngày.

– Loại carbohydrate và chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI)

+ Các loại thức ăn có chỉ số đường huyết khác nhau khi ăn tăng sẽ gây tăng đường máu ở mức độ khác nhau. Khả năng gây tăng đường máu sau ăn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. GI được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Các thực phẩm có GI thấp làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn, ngà ngược lại.

+ Nên dùng thức ăn có GI trung bình và cao trong những bữa ăn chính. Dùng ít nhất 1 loại thức ăn có GI thấp trong bữa chính hoặc bữa phụ. Thức ăn có GI thấp giúp lượng đường huyết thay đổi chậm và giúp thời gian thay đổi này kéo dài (ví dụ thức ăn có GI thấp buổi sáng sẽ giúp duy trì lượng đường huyết, kéo dài và tác động đến cả đường huyết bữa tiếp theo giúp cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát đường huyết trong ngày).

GI không this được trước, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm lượng carbohydrate, loại đường (glucose, fructose, lactose…), tính chất tự nhiên của tinh bột, quá trình nấu và chế biến

+ Cho thêm vào thức ăn nước cốt chanh hoặc dấm có thể giảm GI của thức ăn.

Phân loại chỉ số đường huyết theo thực phẩm quốc tế:

Bảng 1. Phân loiaj chỉ số đường huyết

GI cao GI trung bình GI thấp GI rất thấp
≥70% 56-69% 40-45% <40%

 

a, Tải đường huyết (Glycemic load- GL)

Một thực phẩm có GI cao nhưng ăn ít hay một thực phẩm có GI thấp nhưng ăn nhiều đều có tác động đến đường máu như nhau. Nên đưa ra chỉ số GL trên thực tế tính toán lượng thực phẩm cần dùng cho bệnh nhân nhi đái tháo đường. GL là chỉ số tiên đoán GI của thực phẩm.

GL của bữa ăn bằng tổng số GL của các thực phẩm trong bữa ăn.

Công thức tính: GL=GI X số lượng carbohydrate /100g

Ví dụ: dưa hấu có GI=72, trong 100g dưa hấu có 5g carbohydrate.

Vậy GL của 100g dưa hấu = 72 x 5/100=3.6

Bảng 2: phân loại tải đường huyết

GL cao GL trung bình GL thấp
>20 11-19 ≤10

Các bữa ăn GL thấp có khả năng kiểm soát đường máu tốt hơn bữa ăn có GL cao.

b, Phân chia bữa ăn

Cần rải đều các bữa ăn trong ngày để carbohydrate có thể cân bằng với lượng insulin trong máu và nồng độ đường máu ổn định.

Nếu không ăn carbohydrate trông một thời gian kéo dài (trên 3 giờ) thì lượng đường máu có thể giảm, nếu tất cả carbohydrate trong ngày được ăn trong 1 bữa, lượng đường máu sẽ tăng rất cao sau khi ăn và sau đó hạ thấp sau ăn.

Bữa ăn phụ trước khi ngủ rất quan trọng với trẻ tiểu đường vì giúp duy trì lượng đường maustrong cả đêm.

  1. Khối lượng cần ăn:

– Mục tiêu là nên ăn mỗi ngày một lượng carbohydrate như nhau. Ngoài việc định lượng thức ăn cần quan tâm đến GI của thức ăn.

– Lượng carbohydrate đưa vào cơ thể mỗi ngày thường thay đổi, tùy thuộc vào sự ngon miệng, hoạt động của cơ thể… Nêu sự thay đổi không quá lớn, lượng đường máu thường ổn định.

– Mặc dù độ chính xác của hàm lượng carbohydrate ít được nhấn mạnh, nhưng có thể sử dụng một hệ thống đánh giá lượng carbohydrate cần dùng cho mỗi bữa ăn. Hiện nay có 2 hệ thống thường được sử dụng:

– Hệ thống qui đổi:

Trong hệ thống này, đơn vị qui đổi sữ bằng 1 lượng thức ăn chứa 15g carbohydrate.

Các loại thức ăn sau chứa lượng carbohydrate bằng 1 đơn vị chuyển đổi: một lát bánh mì, 250 ml sữa, một củ khoai tây cỡ trung bình, một quả cam to, hai muống kem, hai cái bánh quy ngọt…

– Hệ thống khẩu phần:

Có thể sử dụng hệ thống khẩu phần để đảm bảo lượng carbohydrate được phân bố thích hợp trong ngày. Hẹ thống này dựa trên sở thích về khẩu phần ít hoặc nhiều của mỗi người.

Số carbohydrate ăn vào bữa chính hoặc bữa phụ cần dựa trên lượng carbohydrate thường xuyên đưa vào cơ thể.

Vẫn dựa trên nguyên tắc đa dạng khẩu phần chứa carbohydrate và mỗi bữa ăn có ít nhất một loại thức ăn có GI thấp.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tổng quan chung về đái tháo đường nhi khoa, đây là bệnh lý cần điều trị cá thể hoá cao cho từng bệnh nhân. Để được tư vấn và điều trị cụ thể, ba mẹ hãy cho trẻ đến đơn vị  y tế uy tín để được bác sỹ khám, điều trị và tư vấn.

VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).

– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.

Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Hà Nội