Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)

Người cao tuổi ngày càng tăng, năm 2010 ước tính có 524 triệu người thì vào năm 2050, con số này sẽ tăng lên gấp 3, lên tới 1,5 tỷ người, trong đó các nước có tốc độ già hoá nhanh, đó là các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, từ năm 2014 Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia già với tỷ lên người cao tuổi 10,2%.

Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng

  1. Các vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, chăm sóc dinh dưỡng không chỉ giới hạn là dinh dưỡng điều trị các bệnh mắc phải, mà còn bao gồm lối sống lành mạnh. Không có chăm sóc chế độ ăn uống và hoạt động thể lực , chi phí y tế sẽ tăng khi người ta cao tuổi lên.

  1. Những thay đổi trên cơ thể người cao tuổi

Theo thời gian khi tuổi mỗi người tăng lên, cơ thể người cao tuổi có những sự thay đổi so với tuổi trưởng thành khi sức khỏe vẫn còn sung mãn. Những thay đổi đó là:

2.1. Các thay đổi về sinh lý ở người cao tuổi

– Chuyển hoá cơ bản giảm do thay đổi cấu trúc cơ thể, giảm khối cơ và tăng khối mỡ, năng lượng tiêu hao giảm (giảm khẩu phần ăn, giảm vận động)

– Mùi vị: Các cảm giảm vêg mùi vị bị ảnh hưởng liên quan đến tuổi, làm ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, hạn chế lựa chọn thực phẩm và giảm khẩu phần ăn.

– Nghe và nhìn: Giảm thính lực là tình trạng phổ biến ở người già, là nguyên nhân số một trong những rối loạn giao tiếp ở người già, chiếm tỷ lệ từ 25 đến trên 40% ở người trên 65 tuổi tại Mỹ. Cùng với giảm thị lực gây ra những hạn chế trong việc đi chợ, nấu nướng và ăn uống.

– Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm khi tuổi tăng lên, đáp ứng miễn dịch chậm và kém hiệu quả hơn. Nếu duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ làm tăng chức năng miễn dịch.

– Miệng: Sức khoẻ răng miệng có ảnh hưởng đến sức khoẻ dinh dưỡng. rụng ăng, dùng răng giả, khô miệng có thể gây ra khó khăn khi nhai nuốt. Giảm vị giác và giảm tiết nước bọt làm ăn uống kém ngon miệng và khó ăn.

– Hệ tiêu hoá thay đổi theo tuổi, có thể chậm rỗng dạ dày do quá trình tiêu hoá lâu hơn, khó hơn. Ăn nhanh no và giảm khẩu phần ăn. Nuốt khó hoặc mất chức năng nuốt, thường do bệnh lý thần kinh và sa sút trí tuệ…..

Suy giảm thính lực là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi

2.2. Thay đổi về hình thái

– Chiều cao trung bình: Giảm 0,5 – 2cm/năm so với tuổi trưởng thành;

– Giảm chiều cao 3 – 5cm nếu bị xẹp đĩa đệm cột sống, xẹp cột sống. Nếu giảm trên 6cm chiều cao thì có thể nguyên nhân do loãng xương.

2.3. Thay đổi về thành phần cơ thể

– Giảm tỷ lệ nước trong cơ thể: Ở tuổi 25 – 65% cơ thể là nước; ở tuổi 75 – 53% cơ thể là nước;

– Khối mỡ: Ở tuổi 25 – tỷ lệ mỡ là 15%; ở tuổi 50 – tỷ lệ mỡ là 25%;

– Khối cơ: Giảm nhiều, đặc biệt ở người không tập luyện thể dục;

– Tỷ trọng gan giảm 18%, thận giảm 8,9% và phổi giảm 19,8%.

Người cao tuổi thay đổi cả hình thái lẫn thành phần cơ thể

2.4. Thay đổi chức năng chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng

Chuyển hóa năng lượng: Nhu cầu năng lượng giảm khoảng 30% so với người trẻ vì giảm khối cơ bắp và ít hoạt động hơn;

Chất đạm: Khả năng tiêu hóa, hấp thu chất đạm kém, giảm khả năng tổng hợp albumin của gan nên người cao tuổi thường bị thiếu chất đạm. Ngược lại, trong trường hợp ăn quá nhiều thịt thì quá trình phân hủy thịt sẽ xảy ra ở đại tràng, lên men, tạo ra các chất độc gây hại cho cơ thể;

Chất đường bột: Người cao tuổi giảm sức chịu đựng với đồ ngọt, có nguy cơ cao bị đái tháo đường do tuyến tụy giảm sản xuất insulin và có thể đề kháng insulin.

Người già có nguy cơ cao mắc đái tháo đường

Chất béo: Giảm hoạt động của men lipase – loại enzyme có chức năng phân hủy chất béo – nên người cao tuổi có nguy cơ cao tăng mỡ máu;

Nước: Giảm nhạy cảm với cảm giác khát nước nên người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu nước;

Vitamin: Người cao tuổi thường ít ra nắng nên giảm khả năng tổng hợp vitamin D3 (được da tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) so với người trẻ.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

 3.1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao tuổi

Ăn uống hợp lý sẽ giúp người già bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Do đó, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi rất quan trọng. Dưới đây là các nguyên tắc mà bạn có thể tham khảo để tạo nên những bữa ăn đa dạng, bổ dưỡng cho bố mẹ và ông bà của mình:

3.2. Giảm khẩu phần ăn:

Ở người lớn tuổi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo. Nhất là những người ít vận động, ít tập thể dục thể thao thì quá trình này càng xảy ra chậm hơn. Do đó, người già nên giảm khẩu phần ăn và chỉ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng.

Người già nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn một lúc quá no nhất là vào buổi tối. Sau khi ăn, bạn nên nhắc nhở ông bà ngồi xem ti vi hoặc đi dạo khoảng 30 phút, tránh nằm ngay để thức ăn dễ tiêu hóa.

3.3. Giảm ăn thịt, chất béo, muối và đường:

Nhu cầu đạm động vật ở người cao tuổi chỉ chiếm khoảng 30% mỗi ngày. Do đó, người già nên giảm ăn thịt, đặc biệt là các sản phẩm chứa nhiều cholesterol như: nội tạng động vật. Tốt nhất, bạn nên bổ sung vào bữa ăn của người già các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật như: các loại đậu, mè, lạc, vừng,…

Để giảm lượng mỡ trong máu, người già nên sử dụng dầu thực vật. Đồng thời, khi chế biến món ăn cho người lớn tuổi, chỉ nên luộc, hấp hoặc hầm nhừ kỹ để làm mềm thức ăn, giúp dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối và đường như: dưa cải muối, các đồ ăn nhanh… Và tập thói quen ăn nhạt để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên thêm vào thức ăn khoảng 4 – 5g muối, đảm bảo dưới 150gr muối/ 1 tháng.

Người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối và đường

3.4. Giảm bớt tinh bột, đường:

Ăn quá nhiều tinh bột, đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì,… ở người cao tuổi. Do đó, khi về già nên giảm lượng đường và tinh bột có trong khẩu phần ăn. Thay vào đó, nên sử dụng các loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe như: yến mạch, gạo lứt,… Đồng thời, người già nên ưu tiên bổ sung đường tự nhiên từ trái cây.

3.5. Ăn nhiều rau xanh, trái cây:

Nhu động ruột và khả năng tiết dịch vị của dạ dày giảm khiến người già dễ bị táo bón, khó tiêu. Vì vậy, người già nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ giúp kích thích đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Các loại rau xanh và trái cây đều là những thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho người cao tuổi

3.6. Ăn nhiều cá:

Cá là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng cho người cao tuổi. Trong đó, cá hồi, cá thu, cá ngừ đều là các loại cá chứa nhiều acid béo không no tốt cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn khoảng từ 200 – 300g cá ngừ hoặc cá thu/1 tuần. Ngoài ra, để phòng bệnh loãng xương, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua đồng,… vào chế độ ăn của người thân.

3.7. Uống nhiều nước:

Nước giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Chúng là môi trường vận chuyển và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Do đó, người già nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời hình thành thói quen chủ động uống nước, không nên chờ khát mới uống. Đồng thời, có thể uống nước trà xanh, ăn chè hạt sen,… Những loại thức uống này đều tốt cho sức khỏe, giúp an thần và cải thiện giấc ngủ.

4. Thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi

Theo thời gian, hoạt động của các cơ quan tiêu hóa sẽ ngày càng suy giảm. Khi vị giác thay đổi, mất cảm giác ngon miệng người già thường chán ăn và không muốn ăn. Để kích thích khả năng ăn uống và hỗ trợ tiêu hóa, nên lựa chọn các thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi như:

– Dầu oliu chứa nhiều chất béo lành mạnh tốt cho hệ tim mạch.

– Ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt,… rất giàu xơ có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

– Súp lơ xanh (bông cải xanh) chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp người già phòng chống các bệnh ung thư.

– Các loại đậu như: đậu nành, lạc,… là nguồn đạm thực vật mà người già nên bổ sung vào chế độ ăn, đồng thời chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch.

– Các loại cá béo, trong đó cá hồi là loại cá giàu vitamin B12, acid béo omega 3, sắt, vitamin D,… Do đó, người già nên lựa chọn loại cá này để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

– Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp cải thiện tình trạng chướng bụng, khó tiêu ở người già.

5. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

– Nên uống mỗi ngày 1 ly sữa ít béo, ít đường để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

– Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, kết hợp vận động để tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe.

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.

– Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.

– Ưu tiên chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế món rán, nướng để giảm hấp thu cholesterol và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Cần thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh thực đơn quá đơn điệu để ăn uống ngon miệng hơn.

– Nên chế biến các món ăn mềm, nhừ, thái nhỏ để nhai nuốt và tiêu hóa dễ hơn.

– Không ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối.

– Chọn thực phẩm theo bệnh lý: Một số người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… nên cần chọn đúng loại thực phẩm phù hợp, có tác dụng kiểm soát bệnh tật. Cụ thể, cần tây, dưa leo, cà chua, bí đao, khoai từ, rau diếp, mộc nhĩ, giá đậu,… giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường gồm bí xanh, rau muống đỏ, rau ngót, hoa atiso, khổ qua,…

– Sau khi ăn, nên ngồi tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn thức ăn, dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, người cao tuổi cần phơi nắng tối thiểu 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm giúp cơ thể tạo vitamin D, chống loãng xương, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và duy trì vận động vừa sức để cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).

– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.

Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP HCM