Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)
Bệnh không dung nạp gluten (Celiac) là tình trạng dị ứng với gluten ở đường ruột, bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi với tỉ lệ mắc như nhau ở cả hai giới tính. Bệnh gây ra tình trạng viêm và bất sản ruột non làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Bệnh Celiac ở trẻ em là gì?
Bệnh Celiac ở trẻ em là một chứng rối loạn tự miễn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi trẻ mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với gluten, làm phá hủy niêm mạc ruột non. Kết quả là, cơ thể của bé không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn do ruột non bị tổn thương, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Gluten là một loại protein được tìm thấy trong thực phẩm có chứa:
– Lúa mì
– Đại mạch.
– Lúa mạch đen
Bệnh celiac là một trong những chứng rối loạn di truyền phổ biến, gặp phải ở khoảng 1/100 trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người không được chẩn đoán. Các nhà khoa học tin rằng căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn, nhưng không rõ lý do tại sao.
Các triệu chứng bệnh Celiac ở trẻ em có thể xuất hiện sớm nhất vào khoảng 6 tháng tuổi, khi bé bắt đầu làm quen với thức ăn đặc có chứa gluten. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể không được chú ý cho đến khi trưởng thành, và một số trẻ bị bệnh celiac hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng. Sự thật là phần lớn những người bị bệnh celiac không được chẩn đoán. Nếu không được điều trị, bệnh Celiac ở trẻ em có thể phát triển các biến chứng.
Lúa mì là loại lương thực chứa nhiều gluten
- Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Như trên đã trình bày Celiac là một hội chứng rối loạn tự miễn xảy ra do tình trạng giảm khả năng hấp thu một số loại thực phẩm nhất định ở đường tiêu hóa.
Trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh celiac nếu:
– Cha mẹ hoặc anh chị em cũng mắc bệnh này
– Bệnh tiểu đường tuýp 1
– Thiếu hụt IgA có chọn lọc (vấn đề hệ miễn dịch)
– Hội chứng Down
– Hội chứng Williams
– Viêm tuyến giáp tự miễn.
– Hội chứng Turner
- Triệu chứng và biến chứng của bệnh celiac ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh celiac thay đổi theo độ tuổi và cũng khác nhau ở mỗi trẻ.
3.1. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
– Bụng đầy hơi
– Quấy khóc
– Nôn mửa
– Tăng trưởng kém
– Tiêu chảy có mùi hôi.
– Đầy hơi, xì hơi thường xuyên
3.2. Trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học
– Bụng đầy hơi
– Đau bụng
– Bệnh tiêu chảy
– Táo bón
– Khó tăng / giảm cân
– Viêm da.
– Chậm dậy thì
3.3. Biến chứng
Khoảng 20% người bệnh celiac không có bất kỳ dấu hiệu nào. Ngay cả khi không có triệu chứng, trẻ vẫn có thể phải chịu những hậu quả lâu dài về sức khỏe nếu không được điều trị. Những biến chứng có thể bao gồm:
– Suy dinh dưỡng
– Xương yếu
– Tầm vóc thấp bé
– Thiếu máu do thiếu sắt
– Vô sinh
– Bệnh tuyến giáp
– Đa xơ cứng
– Ung thư đường ruột.
– Vì vậy, điều quan trọng là phải đi xét nghiệm nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh celiac.
Suy dinh dưỡng là biến chứng có thể gặp phải ở trẻ bị bệnh Celiac
- Chẩn đoán bệnh Celiac
Bên cạnh việc thăm khám và hỏi bệnh sử thì có những xét nghiệm giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh Celiac như:
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp khảo sát những protein do cơ thể tạo ra khi tiêu hóa. Những bệnh nhân mắc Celiac cơ thể thường tạo kháng thể với Gluten nhiều hơn người bình thường. Do đó để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân thường được yêu cầu ăn theo chế độ chứa Gluten trong vài tuần trước khi thực hiện xét nghiệm.
– Nội soi đường tiêu hóa, kèm sinh thiết: dụng cụ nội soi gồm có một ống mềm có chứa camera ở đầu ống. Ống nội soi được đưa vào đường tiêu hóa để khảo sát bề mặt của ruột non. Thông qua các dụng cụ đặc biệt có thể lấy một mẫu mô nhỏ để khảo sát dưới kính hiển vi chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Celiac
- Điều trị
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là ngừng ăn thực phẩm chức Gluten. Việc này thường không dễ dàng làm quen hay duy trì. Gluten chứa trong các thức ăn phổ biến như:
5.1. Các loại thực phẩm chứa gluten
Để tuân theo chế độ ăn không có gluten, trẻ cần tránh xa lúa mì, lúa mạch đen và đại mạch, cũng như các chất phụ gia có thể chứa gluten. Hầu hết mì ống, bánh pizza, bánh quy giòn, ngũ cốc, bánh mì và bánh nướng đều được làm bằng các loại ngũ cốc này. Các thành phần chứa gluten phổ biến bao gồm:
– Các loại lúa mì
– Cám lúa mì, tinh bột mì, mầm lúa mì, tấm, protein lúa mì thủy phân
– Đại mạch
– Lúa mạch đen
– Tiểu hắc mạch
– Mạch nha.
Yến mạch tự nhiên không chứa gluten, nhưng nhiều sản phẩm yến mạch bị nhiễm gluten trong quá trình chế biến. Vì vậy, trẻ có thể thử dùng yến mạch được dán nhãn không chứa gluten. Tuy nhiên một số bệnh nhân celiac cũng không thể dung nạp yến mạch.
Mặc dù chế độ ăn không có gluten đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây, nhưng không nhất thiết phải áp dụng nếu trẻ không mắc bệnh celiac hoặc rối loạn gluten. Bởi vì trẻ có thể bỏ lỡ các chất dinh dưỡng chính, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Cách xây dựng bữa ăn không có gluten
Đối với nhiều gia đình, không ăn gluten là một thay đổi lớn trong lối sống. Sau đây là một số hướng dẫn cho cha mẹ.
6.1. Học cách đọc nhãn thực phẩm
Khi mua sắm, hãy kiểm tra thành phần và tránh tất cả ngũ cốc chứa gluten. Cảnh giác với thực phẩm chế biến sẵn. Gluten có thể được tìm thấy ở những món bạn không ngờ, chẳng hạn như món hầm và súp mua ở cửa hàng, nước tương, thịt chế biến sẵn (xúc xích và thịt nguội), nước sốt salad, thuốc, vitamin và thậm chí cả son dưỡng môi.
6.2. Chọn các thành phần tự nhiên không chứa gluten
Bánh mì và bánh quy dán nhãn không chứa gluten thường đắt hơn và có thêm đường, natri hoặc chất béo để ngon miệng. Thực phẩm toàn phần – như thịt và gia cầm, cá, trái cây, rau, hầu hết các loại sữa và các hạt đều tự nhiên không chứa gluten và tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Thịt, cá, trứng đều là thực phẩm không chứa Gluten.
6.3. Kiểm tra món không chứa gluten khi đi ăn bên ngoài
Trước khi đến một nhà hàng, hãy kiểm tra trực tuyến hoặc gọi điện trước để xem họ có cung cấp các món không chứa gluten hay không. Đối với các bữa tiệc sinh nhật và ngày vui chơi, con bạn có thể cảm thấy bị bỏ rơi nếu không thể ăn những gì người khác đang thưởng thức. Nói chuyện trước với con và cung cấp riêng một phần ăn đặc biệt. Hầu hết các bậc cha mẹ khác sẽ hiểu.
6.4. Trao đổi với hiệu trưởng về bữa trưa ở trường
Các trường phải bố trí bữa ăn hợp lý cho trẻ mắc bệnh celiac theo chế độ ăn không có gluten hoặc trẻ em có nguy cơ bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với lúa mì. Bác sĩ sẽ cung cấp giấy xác nhận về tình trạng của con bạn. Tuy nhiên, nếu không tin tưởng, bạn có thể tự chuẩn bị riêng bữa trưa cho con mình.
6.5. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn uống
Thực phẩm không chứa gluten không phải luôn lành mạnh. Điều quan trọng là đảm bảo trẻ không thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp phát triển một kế hoạch ăn uống bổ dưỡng, phù hợp với ngân sách và lối sống của bạn, đồng thời cung cấp cho bạn công thức nấu ăn và đề xuất các sản phẩm thay thế.
- Những loại thực phẩm không chứa Gluten để thay thế như:
– Gạo, ngô, khoai tây, đậu nành.
– Trái cây và rau củ quả.
– Thịt, cá, trứng.
Một số thực phẩm được chế biến chủ động loại bỏ thành phần Gluten cũng an toàn cho bệnh nhân. Thời gian điều trị đầu có thể bác sĩ sẽ cần chỉ định thêm những nhóm thuốc bổ sung vitamin để bổ sung nhu cầu cho bệnh nhân trong lúc thay đổi chế độ ăn.
Gạo, ngô, đậu nành là lương thực không chứa gluten
- Chế độ sinh hoạt
Bệnh nhân thường cảm nhận được các triệu chứng cải thiện từ sau 2 tuần điều trị với việc thay đổi khẩu phần ăn không Gluten. Tuy vậy, hầu hết bệnh nhân phải nỗ lực nhiều và thay đổi lớn trong lối sống để duy trì khẩu phần ăn Gluten.
Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn những phương pháp thay đổi và đa dạng các loại thực phẩm mà vẫn đảm bảo không chứa Gluten.
Việc tránh các thực phẩm chứa Gluten cần được duy trì liên tục. Việc thăm khám bác sĩ và thực hiện lại xét nghiệm máu mỗi năm 1 lần là cần thiết để đánh giá đáp ứng của cơ thể với khẩu phần ăn hiện tại.
Phần khó nhất trong chế độ sinh hoạt là thay đổi khẩu phần ăn gần như hoàn toàn. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều loại thực phẩm đã được sản xuất loại bỏ thành phần gluten dành riêng cho các bệnh nhân Celiac. Do đó việc làm quen với chế độ ăn mới cũng thuận lợi hơn trước.
VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).
– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…
– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.
Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP HCM