Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)
Bệnh Celiac ở trẻ em, dị ứng lúa mì và trẻ nhạy cảm với gluten thường bị nhầm lẫn với nhau, do đều liên quan đến việc không dung nạp protein lúa mì và nhiều triệu chứng tương tự. Thực tế, đây là những tình trạng rất khác nhau và được kiểm soát theo những cách riêng biệt.
Phân biệt bệnh celiac, dị ứng lúa mì và nhạy cảm với gluten:
1. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được. Miễn là hoàn toàn tránh ăn gluten, trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào hoặc tổn thương ruột non.
Tham khảo: Bệnh Celiac
2. Dị ứng lúa mì
Dị ứng lúa mì liên quan đến một phần khác của hệ miễn dịch. Nếu bị dị ứng, hệ miễn dịch của trẻ đã xác định các protein lúa mì là chất kích ứng. Bất cứ khi nào ăn hoặc hít phải các chất có chứa lúa mì, trẻ sẽ có phản ứng dị ứng, khiến cơ thể tiết ra histamine.
Trẻ bị dị ứng lúa mì có các triệu chứng dị ứng thực phẩm điển hình, chẳng hạn như:
– Sưng hoặc ngứa môi
– Phát ban
– Ngứa
– Nổi mề đay
– Thở khò khè
– Tiêu chảy
– Buồn nôn
– Ói mửa.
Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Trong một số trường hợp, trẻ bị dị ứng lúa mì có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng.
Dị ứng lúa mì liên quan đến một phần khác của hệ miễn dịch
3. Nhạy cảm với gluten
Nhạy cảm với gluten còn gọi là hội chứng không dung nạp lúa mì. Đây không phải là dị ứng thực phẩm và người bệnh cũng không có kết quả dương tính với bệnh celiac. Trên thực tế, không có thử nghiệm cụ thể để xác định độ nhạy với gluten. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh celiac, và sẽ cải thiện khi áp dụng chế độ ăn không gluten. Giống như bệnh celiac, một số nghiên cứu chỉ ra nhạy cảm với gluten cũng có thể gây tổn thương nhẹ cho ruột non. Nhưng khác với bệnh celiac, nhạy cảm với gluten dường như không di truyền. Một số trẻ nhạy cảm với gluten cũng có thể được chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích (IBS).
Có nghiên cứu cho thấy hội chứng này liên quan đến thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, tên viết tắt là FODMAP. Sữa, lúa mì, đậu, một số chất ngọt, trái cây và rau là những loại carbs có xu hướng khó tiêu hóa, có thể lên men trong ruột và gây đau bụng ở những người bị nhạy cảm.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1. Chẩn đoán
Hỏi bác sĩ nếu bạn nghi ngờ trẻ bị bệnh celiac hoặc một vấn đề khác liên quan đến gluten. Bác sĩ nhi khoa có thể:
– Kiểm tra sức khỏe.
– Đặt câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh gia đình.
– Xét nghiệm máu để tìm bệnh Celiac ở trẻ em. Để đảm bảo tính chính xác, bạn vẫn tiếp tục cho trẻ ăn uống như bình thường. Đừng loại bỏ thực phẩm có chứa gluten hoặc lúa mì trừ khi bác sĩ yêu cầu đặc biệt.
– Xét nghiệm lẩy da, xét nghiệm máu hoặc thử thực phẩm nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng lúa mì. Trẻ có thể được yêu cầu ăn một lượng nhỏ lúa mì dưới sự giám sát y tế và được theo dõi phản ứng.
– Nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề với gluten, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm xét nghiệm máu và nội soi (đưa một ống mỏng dài qua miệng và dạ dày rồi vào ruột non để lấy một mẫu mô nhỏ). Nếu mẫu xét nghiệm cho thấy ruột non bị tổn thương, trẻ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh celiac.
Độ nhạy với gluten khó chẩn đoán hơn. Hiện tại, không có bất kỳ hình thức xét nghiệm nào. Nếu con bạn có vấn đề với gluten, nhưng âm tính với dị ứng lúa mì và bệnh celiac, bác sĩ có thể chẩn đoán nhạy cảm với gluten. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ khuyên bạn nên thử chế độ ăn kiêng không chứa gluten hoặc ít FODMAP. Nếu các triệu chứng của trẻ được cải thiện, câu trả lời nhiều khả năng là trẻ nhạy cảm với gluten.
Nhiều phụ huynh không muốn trẻ phải nội soi và chỉ cho bé ăn uống không gluten khi nghi ngờ mắc bệnh, nhưng việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Nếu trẻ bị bệnh celiac, bạn sẽ cần quản lý chế độ ăn uống một cách an toàn, đồng thời bác sĩ cũng cần theo dõi tổn thương đường ruột và mất xương.
Bệnh Celiac có xu hướng di truyền trong gia đình, vì vậy cha mẹ và anh chị em của trẻ cũng phải được tầm soát.
Bệnh celiac | Dị ứng lúa mì | Nhạy cảm với gluten |
Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh celiac, cần đảm bảo trẻ phải tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa gluten trong thời gian dài. Sau khi loại bỏ gluten, các triệu chứng của bé sẽ dần biến mất và ruột non lành lại trong vòng vài tháng.Thật không may, là không thể chữa khỏi bệnh celiac hoàn toàn. Trẻ sẽ cần phải ăn kiêng nghiêm ngặt, không có gluten trong suốt cuộc đời. | Không giống như bệnh celiac, nhiều trẻ bị dị ứng lúa mì có thể chịu được các loại ngũ cốc khác, như lúa mạch đen và đại mạch. Việc theo chế độ ăn không có lúa mì sẽ dễ dàng hơn một chút so với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có gluten. Hỏi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa dị ứng về các loại thực phẩm mà trẻ có thể ăn an toàn. Hầu hết trẻ em sẽ hết dị ứng lúa mì khi đến tuổi trưởng thành. | Không rõ liệu những trẻ nhạy cảm với gluten có cần tránh gluten nghiêm ngặt như những người bị bệnh celiac hay không. Trong khi tiếp tục nghiên cứu, các chuyên gia khuyến nghị rằng những bệnh nhân nhạy cảm với gluten nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để phát triển kế hoạch ăn uống cá nhân, giúp kiểm soát triệu chứng. Nhạy cảm với gluten có thể là một tình trạng tạm thời. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên thử lại gluten sau 1 – 2 năm tuân thủ chế độ ăn không gluten. |
3.2. Dinh dưỡng điều trị
– Bệnh Celiac: Tham khảo tại ĐÂY
– Bệnh dị ứng lúa mì và nhạy cảm với gluten, ba mẹ hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia dị ứng để trẻ được khám và tư vấn cụ thể!
Trên đây là những thông tin cơ bản, chỉ mang tính chất tham khảo, Bệnh Celiac, dị ứng lúa mì hay nhạy cảm với gluten cần được khám xét kỹ lưỡng có tính chất cá thể hoá cao. Để được khám và xét nghiệm để chẩn đoán cũng như có thể điều trị cụ thể, mang lại kết quả tốt, ba mẹ hãy liên hệ với đơn vị y tế uy tín!
VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).
– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…
– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.
Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP HCM