Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Hùng Lê – Tốt nghiệp Thạc sỹ Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội, hiện là Giảng viên, CEO & Co-Founder Công ty CP công nghệ trí tuệ nhân tạo VNA (chủ quản của công ty TNHH dịch vụ y tế VnaMedical VnaMedical.com)
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng, giúp người bệnh nhận biết bệnh sớm, chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời, có hiệu quả.
Số lượng người bị tăng huyết áp ngày một gia tăng tại Việt Nam
Tình trạng tăng huyết áp đang trở nên phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2023, hiện có khoảng 1,28 tỷ người bị tăng huyết áp, 46% người tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, khoảng 42% người bị tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị, chỉ 21% người kiểm soát được bệnh. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng 20% người trưởng thành mắc tăng huyết áp, tương đương cứ 5 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh.
Đáng lo ngại là phần lớn trường hợp phát hiện bệnh tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thăm khám một bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển nặng, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ dẫn đến những những biến chứng liên quan tổn thương cơ quan đích do bệnh gây ra nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp, suy thận, giảm thị lực.
Tăng huyết áp thường là vô căn (95% các trường hợp là vô căn, 5% các trường hợp là có nguyên nhân và cần điều trị nguyên nhân). Tăng huyết áp là bệnh lý do nhiều yếu tố góp phần bao gồm: thừa cân hoặc béo phì, cơ địa gia đình trực hệ có người bị tăng huyết áp, lớn tuổi, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều muối, ít rau quả, thói quen ít vận động, stress trong công việc và cuộc sống.
Ngày càng có nhiều đối tượng trẻ bị tăng huyết áp. Để phòng ngừa, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và kiểm soát sớm bệnh.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người trẻ tuổi
Vai trò của việc truyền thông giáo dục sức khỏe bệnh tăng huyết áp
Truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết, các kiến thức về bệnh. Từ đó, giúp thay đổi thái độ và các hành vi trong lối sống của người bệnh, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Giúp người bệnh nâng cao nhận thức về bệnh tăng huyết áp
Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng ngừa và quản lý bệnh. Thông qua các chương trình truyền thông, báo đài, người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không kiểm soát tăng huyết áp. Thông qua đó, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị sớm tăng huyết áp.
- Có kiến thức để phòng ngừa tăng huyết áp
Khi thông tin về giáo dục sức khỏe được truyền thông rộng rãi trong cộng đồng, người dân sẽ được trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Điều này bao gồm các khuyến nghị từ chuyên gia về lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, và việc duy trì cân nặng hợp lý. Có lối sống khoa học là giải pháp tốt nhất giúp phòng ngừa tăng huyết áp cũng như các bệnh lý về tim mạch khác.
- Hiểu rõ tầm quan trọng việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tăng huyết áp nhẹ có thể chỉ cần điều chỉnh về lối sống, nhưng nếu tăng huyết áp mức độ nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định kết hợp giữa lối sống lành mạnh với dùng thuốc để giúp hạ huyết áp. Vì vậy, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về hiệu quả của thuốc, các tác dụng phụ có thể gặp và cách khắc phục tác dụng phụ.
Đồng thời, người bệnh cần thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn hoặc thăm khám ngay khi có triệu chứng bất thường để bác sĩ theo dõi sát hiệu quả điều trị tăng huyết áp và điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Được phổ cập các biến chứng nguy hiểm liên quan tăng huyết áp
Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái, suy tim sung huyết, phình động mạch, đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết, suy thận mãn tính và bệnh về mắt hoặc bệnh võng mạc do tăng huyết áp.
- Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế
Khi người dân nâng cao nhận thức và kiến thức về tăng huyết áp, chủ động phòng ngừa và điều trị sớm bệnh sẽ góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống y tế. Số ca bệnh nặng và biến chứng của tăng huyết áp giảm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí y tế mà còn giúp nguồn lực y tế được phân bổ hiệu quả hơn cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác trong cộng đồng.
Người bị tăng huyết áp cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp gồm những gì?
Mục đích quan trọng nhất của giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp là giúp người bệnh từ bỏ các hành vi có hại và thực hành những hành vi có lợi cho sức khỏe. Đây là một quá trình lâu dài, cần được tiến hàng theo kế hoạch và có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau.
- Giáo dục sức khỏe tổng quát về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là khi đo huyết áp tại nhà trên 130/80 mmHg và huyết áp tại phòng khám trên 140/90mmHg. Tăng huyết áp có thể gây triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau vai gáy hoặc có thể không gây triệu chứng. Vì vậy, việc tầm soát tăng huyết áp tại nhà hoặc tại phòng khám là cực kỳ quan trọng để tầm soát, điều trị sớm tăng huyết áp, hạn chế biến chứng.
- Biết cách tự đo và theo dõi tình trạng huyết áp
Bệnh nhân bị tăng huyết áp nên thực hiện đo và theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà. Hiện nay, các loại thuốc huyết áp đều giúp điều chỉnh huyết áp ổn định cả ngày, vì vậy mục tiêu huyết áp nên luôn ổn định cả ngày.
Mỗi bệnh nhân nên tuân thủ cách đo huyết áp như quấn bao quấn vừa phải, ngồi thẳng lưng, 2 chân chạm đất, tay ngang tim, không sử dụng chất kích thích trước đó 2 giờ, ngồi nghỉ khoảng 10-15 phút trước khi đo. Sau khi đo, nên ghi lại kết quả đo huyết áp theo thời gian để giúp nhận biết sự thay đổi của huyết áp và có thể thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có bất thường để bác sĩ điều trị điều chỉnh huyết áp.
- Thay đổi thói quen xấu đến huyết áp
Người bị tăng huyết áp nên thay đổi một số thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp như:
– Giảm lượng rượu tiêu thụ.
– Ngừng hút thuốc lá.
– Giảm ăn mặn.
– Giữ cân nặng hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn.
– Ăn nhiều rau, trái cây.
– Hạn chế sử dụng quá mức những thức uống có chứa caffeine.
– Tránh căng thẳng, stress.
- Có kế hoạch tập luyện đều độ
Người bị tăng huyết áp nên rèn thói quen vận động đều độ ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút mỗi ngày cho hoạt động aerobic cường độ mạnh. Nên tập những bài tập có kháng lực ít nhất 2 ngày mỗi tuần, tuy nhiên không nên tập quá thể lực quá sức trong thời gian kéo dài. Nên theo dõi cường độ tập luyện và tăng dần theo thời gian một cách an toàn.
- Có kế hoạch giảm cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp
Đạt và duy trì cân nặng phù hợp là một phần quan trọng trong điều trị tăng huyết áp, đặc biệt đối với những người thừa cân hoặc béo phì. Để đạt được mục tiêu này, cần xây dựng một kế hoạch giảm cân toàn diện, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, giàu rau quả, protein và ngũ cốc nguyên hạt, kết hợp với việc tăng cường hoạt động thể chất đều đặn. Tuy nhiên, quan trọng là phải thực hiện giảm cân một cách khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh tăng huyết áp cần ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp nên cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ giấc mỗi đêm, tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh caffeine và ánh sáng xanh trước khi đi ngủ, để cải thiện chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho huyết áp
Bệnh nhân nên giảm tiêu thụ muối xuống dưới 5g/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các thực phẩm như đồ ăn chế biến sẵn, bánh mì, phô mai, thịt nguội, mứt và nhiều loại nước uống đóng chai chứa lượng muối cao, cần hạn chế… Ưu tiên chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm ít chất béo giúp ổn định huyết áp. Đồng thời, hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn, hạn chế chất béo, đồ ngọt.
Người bệnh tăng huyết áp nên có chế độ ăn uống khoa học
Dự phòng tăng huyết áp từ sớm quan trọng hơn việc chữa trị bệnh
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi người bệnh chủ động phòng ngừa tăng huyết áp từ sớm bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển bệnh.
So với điều trị, dự phòng tăng huyết áp từ sớm không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hay bệnh tim mà còn giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
Người có nguy cơ cao nên thăm khám sớm có kế hoạch kiểm soát huyết áp
Đối với người có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp điều trị thích hợp, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe, lối sống và tiền sử bệnh lý để xây dựng kế hoạch kiểm soát huyết áp phù hợp cho từng người bệnh.
Tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm thăm khám, điều trị tăng huyết áp cũng như các bệnh lý khác về tim mạch, mạch máu và lồng ngực hiệu quả.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Hy vọng với những thông tin về giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp trên đây có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nhận biết sớm và điều trị hiệu quả tăng huyết áp. Từ đó, giúp người bệnh chủ động hơn trong điều chỉnh lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ.
VnaMedical-AI là công ty Công nghệ Y tế hàng đầu tại Việt Nam, được đầu tư bởi VNA JSC. Tại VnaMedical-AI, chúng tôi đang tạo nên một cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe với sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI).
– Kỹ thuật chuyên sâu: VnaMedical đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại giúp việc điều trị các vấn đề dinh dưỡng trong Nhi khoa cũng như ở người trưởng thành hiệu quả hơn. Đặc biệt là giải pháp trí tuệ nhân tạo VnaMedical-AI do VNA JSC phát triển, AI đã đạt tiêu chuẩn thực nghiệm lâm sàng Việt Nam và một số quốc gia mà VNA là đối tác phát triển như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…
– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa, Dinh dưỡng: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, VnaMedical.com còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ứng dụng công nghệ cao (AI, Cloud, Bigdata..) vào y tế với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám chữa bệnh.
Hãy thường xuyên truy cập website VnaMedical.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.